Hướng dẫn chi tiết cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps
Việc sử dụng Google Maps trong tìm kiếm những địa chỉ trở thành sự lựa chọn của rất nhiều người. Thông tin về địa chỉ cụ thể, hay đường đi, khoảng cách,… đều được cung cấp một cách chuẩn xác và đúng đắn nhất.
Vì vậy, việc đưa địa chỉ của doanh nghiệp lên Google Maps trở thành quyết định của nhiều đơn vị. Chính điều đó giúp việc quảng bá thương hiệu, tiếp cận gần hơn với khách hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả. Tìm hiểu và xác định chính xác cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps là vấn đề mà chúng ta cần nắm bắt để thực hiện chuẩn xác.
Có nên đưa địa chỉ của doanh nghiệp lên Google Maps?
Ưu điểm
- Địa chỉ khi được đưa lên sẽ giúp nó được hiển thị một cách cụ thể và chi tiết khi người dùng tiến hành tìm kiếm tên của doanh nghiệp đó, thông qua địa chỉ http://google.com/maps.
- Từ kết quả tìm kiếm hiện ra không chỉ có thông tin về địa chỉ cụ thể của doanh nghiệp mà còn cung cấp đầy đủ cả bản đồ hướng dẫn đường đi tới doanh nghiệp đó. Hơn nữa, cung cấp thông tin về website, số điện thoại, logo, một số hình ảnh,… Điều đó giúp việc quảng cáo về thương hiệu, giúp khách hàng phần nào hiểu hơn về đơn vị và tới trực tiếp, hoặc tìm hiểu thông qua website cải thiện về số lượng.
- Sau khi áp dụng cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps chính xác thì Google lúc này sẽ chủ động tự tạo ra một Google Plus, nó tương tự như Fanpage trên facebook, có hiển thị theo bản đồ và những thông tin liên quan khác. Từ đó việc thu hút người dùng vào theo dõi page bằng cách đăng thông tin, đăng những chia sẻ hữu ích,… trở nên dễ dàng. Với nhiều lượt truy cập, nhiều lượt review thì việc có thể nâng cao hơn uy tín cho doanh nghiệp đáng kể.
- Giúp địa chỉ đó có thể hiển thị rõ ràng, đầy đủ trong danh sách tìm kiếm tại Google Plus.
- Khi khách hàng muốn tìm kiếm được địa chỉ của công ty sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Đây cũng là cách nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp, uy tín của mỗi tổ chức khi làm việc.
Hạn chế
- Trong những trường hợp mà website của bạn không đủ mạnh, độ uy tín không được đánh giá cao thì kết quả khi tìm kiếm được trả về sẽ mất đi phần mô tả. Điều này khiến khách hàng có ít hơn thông tin để tìm hiểu, hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.
- Việc đưa địa chỉ của doanh nghiệp lên trên Google Maps đòi hỏi cần được thực hiện theo đầy đủ các bước, có những yêu cầu nhất định mà không phải ai cũng có thể tiến hành chuẩn xác được.
Như vậy, có thể thấy việc đưa thông tin, địa chỉ của doanh nghiệp mình lên Google Maps mang tới nhiều lợi ích, còn tồn tại những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, việc có thể giúp khách hàng dễ dàng tìm hiểu thông tin cơ bản về doanh nghiệp mình, dễ dàng tìm tới thì đây trở thành một cách để tiếp cận, tạo sự tin tưởng, uy tín hiệu quả.
Các bước chi tiết đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps
- Bước 1: Việc đầu tiên chúng ta cần làm chính là truy cập Google doanh nghiệp, sau đó nhấn chọn vào nút Đưa lên Google.
- Bước 2: Chúng ta thực hiện việc đăng nhập bằng tài khoản gmail đang sử dụng cho doanh nghiệp. Đối với trường hợp đã đăng nhập sẵn sàng từ trước đó thì không cần thực hiện bước này.
- Bước 3: Khi bảng hiện ra thực hiện việc điền đầy đủ mọi thông tin liên quan tới doanh nghiệp, theo yêu cầu form được cung cấp. Sau khi điền thông tin đầy đủ nhấn vào mục Tiếp tục.
- Bước 4: Trong trường hợp địa chỉ của doanh nghiệp mà chúng ta nhập vào không thể tìm kiếm được thì bước tiếp theo chúng ta cần làm chính là thả ghim vào vị trí chính xác của doanh nghiệp, bên trên bản đồ tại Google Maps.
- Bước 5: Ở bước tiếp theo này việc chúng ta cần làm chính là thông báo về việc tạo trang Google+ của doanh nghiệp. Bước này giúp chúng ta có thể quản lý tốt hơn thông tin của doanh nghiệp, cũng như những thông tin liên quan khác nữa.
- Bước 6: Tiến hành việc lựa chọn hình thức xác mình thích hợp. Thông thường, việc xác minh bằng cách gửi thư trực tiếp là lựa chọn được áp dụng. Bằng cách này thì Google có thể xác định công ty đó có thực hay là không dễ dàng hơn.
- Bước 7: Trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần sau khi đưa địa chỉ của doanh nghiệp lên Google Maps việc xác minh sẽ được thực hiện. Thư từ Google được gửi về, với 5 số được cung cấp bên trong. Việc xác minh này chúng ta tiến hành truy cập vào địa chỉ google.com/local/verified, nhập mã số được cung cấp để hoàn thành.
Một số lưu ý để quản lý thông tin doanh nghiệp trên Google Maps
Sau khi thực hiện cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps một cách chuẩn xác thì vấn đề quản lý thông tin cần được đặc biệt chú ý. Đó chính là cách giúp chúng ta có thể bảo vệ cho tổ chức của mình hiệu quả nhất. Muốn có thể quản lý được thông tin dễ dàng, triệt để chúng ta thực hiện theo những yêu cầu dưới đây.
- Tiến hành truy cập vào trang web của Google+ theo địa chỉ https://www.google.com/business/placesforbusiness/. Đây là đường link sẽ được tạo ra tự động sau khi những bước đăng ký địa chỉ mà doanh nghiệp thực hiện được hoàn thành đầy đủ, đúng yêu cầu.
- Trong địa chỉ này sau khi truy cập chúng ta có thể thực hiện việc thay đổi nhiều thông tin như tên công ty, số điện thoại liên hệ, địa chỉ của doanh nghiệp, hình ảnh, hay logo,… Tuy nhiên, những thay đổi này có thể sẽ phát sinh yêu cầu xác minh từ phía Google.
- Trong địa chỉ của Google+ này chúng ta còn có thể chia sẻ thêm những thông tin liên quan tới doanh nghiệp, hay những thông tin hữu ích mà người dùng quan tâm để thu hút người đọc nhiều hơn.
- Việc sử dụng Geo Metal Tag cho website cũng được khuyến khích. Điều này giúp Google Maps lên nhanh hơn, giúp việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp qua Google đạt được kết quả tốt nhất.
Chúng tôi hỗ trợ trực tuyến ở 64 tỉnh thành tại Việt Nam
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí và trực tuyến tại 64 tỉnh thành Việt Nam như: Hòa Bình. Sơn La. Điện Biên. Lai Châu. Lào Cai. Yên Bái. Phú Thọ. Hà Giang. Tuyên Quang. Cao Bằng. Bắc Kạn. Thái Nguyên. Lạng Sơn. Bắc Giang. Quảng Ninh. Hà Nội. Bắc Ninh. Hà Nam. Hải Dương. Hải Phòng. Hưng Yên. Nam Định. Thái Bình. Vĩnh Phúc. Ninh Bình. Thanh Hóa. Nghệ An. Hà Tĩnh. Quảng Bình. Quảng Trị. Thừa Thiên Huế. Đà Nẵng. Quảng Nam. Quảng Ngãi. Bình Định. Phú Yên. Khánh Hòa. Ninh Thuận. Bình Thuận. Kon Tum. Gia Lai. Đắk Lắk. Đắk Nông. Lâm Đồng. TP Hồ Chí Minh. Bà Rịa Vũng Tàu. Bình Dương. Bình Phước. Đồng Nai. Tây Ninh. An Giang. Bạc Liêu. Bến Tre. Cà Mau. Cần Thơ. Đồng Tháp. Hậu Giang. Kiên Giang. Long An. Sóc Trăng. Tiền Giang. Trà Vinh. Vĩnh Long