SEO Google Maps – Hướng dẫn tối ưu Google Maps chuẩn SEO
Hiện nay Google Maps đang được Google chú trong phát triển, tính đến nay Google đã tung ra rất nhiều bản cập nhật lớn trên Google Maps nhằm tối ưu cho người dùng.
Một địa chỉ doanh nghiệp hay cửa hàng trên Google Maps hiện nay là điều hết sức cần thiết. Nó giúp khách hàng dễ tìm đến bạn hơn, cũng như tăng được độ uy tín của doanh nghiệp bạn.
Cuối năm 2018, Google Maps đã có rất nhiều cập nhật mới kèm những tính năng mới rất đáng chú ý…. nhưng để tối ưu nó chuẩn chỉnh thì không phải ai cũng làm được.
I. Thông tin chính
1.1 Tên Maps
Tên của Maps hay còn gọi là tên doanh nghiệp của bạn trên Google Maps. Phần này quan trọng số 1, nó giúp người dùng tìm thấy bạn trên Google Maps hoặc Google Search.
Vậy đặt tên sao cho đúng và chuẩn SEO nhỉ? Rất đơn giản, hãy tiếp tục xem những hướng dẫn tiếp theo nhé.
Yêu cầu số 1 là phải có tên của công ty bạn, sau đó là kèm theo sản phẩm dịch vụ của bạn.
Tại sao phải kèm theo sản phẩm dịch vụ trong khi nó là tên doanh nghiệp? Đơn giản là nếu bạn muốn khách hàng tìm từ khóa sản phẩm dịch vụ nhưng vẫn ra Maps của bạn thì tối ưu, sau này bạn mạnh rồi thì đặt tên không cũng được.
Phần tên tưởng chừng đơn giản, nhưng nó quyết định khoảng 20% Maps của bạn có đạt top hay không. Hãy đảm bảo khi tìm đúng tên công ty bạn phải xuất hiện, ở ví dụ trên tên của chúng tôi là “Leadgle”.
1.2. Danh mục kinh doanh
Ở phần danh mục, Google cho phép bạn thêm tối đa 9 danh mục. Ở đây bạn không thể tự ý gỏ mà phải chọn theo gọi ý của Google.
Lưu ý, có cái đầu tiên (danh mục chính) hãy chắc chắn bạn chọn chính xác hoặc gần đúng (nếu không có mục của bạn). 8 mục còn lại bạn hãy chọn những mục gần với loại hình kinh doanh của bạn nhất.
Chọn hết 9 cái nhé, đừng bỏ lỡ cái nào càng nhiều càng tốt.
1.3. Địa chỉ
Mục địa chỉ thì khá đơn giản, bạn chỉ cần chọn địa chỉ đúng theo địa chỉ ghi trên Website là được. Hãy nhớ là đồng bộ địa chỉ trên web và trên Maps luôn nhé lát nữa sẽ có việc cần đấy.
1.4. Khu vực kinh doanh
Tối ưu phần khu vực kinh doanh, bạn chọn những khu vực bạn nhắm đến là sẽ cung cấp sản phẩm dịch vụ được.
Phần này cũng đơn giản không quá khó khăn, hãy chắc chắn những khu vực bạn chọn bạn có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ tại nơi đó, đừng quá tham mà chọn nhiều nhé.
1.5. Ngày giờ làm việc
Tối ưu luôn phần ngày giờ làm việc, chọn chính xác giờ làm việc và những ngày nào nghỉ.
Nhớ thể hiện ngày giờ làm việc lên trên website của bạn luôn nhé.
Lưu ý: không chọn mở của 24/24 nếu bạn không thực sự mở của 24/24. Lợi thì chưa thấy nhưng nếu khách hàng của bạn tìm đến bạn lúc đóng của thì rất phiền phức cho khách hàng. Hãy làm đúng không cần quá cầu kỳ ở phần này.
1.6. Giờ đặc biệt
Ở phần này sẽ có những ngày lễ tết Việt Nam, bạn chọn giờ mở của và đóng của riêng cho từng ngày nhé. Đừng bỏ qua phần này, vì nó quan trọng với khách hàng của bạn.
Bạn chăm từng chút một thì Google sẽ ưu ái bạn. Nếu bạn làm hết mà không được ưu ái thì hãy gọi cho tôi, tôi sẽ giúp bạn.
1.7. Điện thoại
Điện thoại bạn nhập số điện thoại giống trên Website của bạn đang thể hiện, bạn hoàn toàn có thể thêm vài số.
1.8. Trang web
Phần trang web, cố gắng sử dụng website mà Google tạo cho bạn mặc dù bạn đã có website thật đẹp rồi.
Tại sao phải như vậy? Khi Google đưa ra phần này chắc chắn sẽ có lý do của nó, khi dùng website do Google cung cấp bạn sẽ được thêm 1 kết quả trên Google cũng như một backlink chất lượng.
Đặc biệt là trang web do Google cung cấp được index rất nhanh, những hoạt động trên Maps của bạn sẽ được tự động lôi qua trang web này.
Đương nhiên, nếu bạn không muốn dùng thì cũng không sao đó là quyết định của bạn. Nhưng thôi tôi bạn nên sử dụng.
Vậy thì tối ưu trang web này như thế nào?
Việc tối ưu trang web của Google My Business gồm các bước sau:
*Nút: Bạn có 4 lựa chọn: đặt hẹn, liên hệ với chúng tôi, nhận chỉ đường, báo giá. Tùy mục đích của bạn bạn có thể chọn nút tương ứng. Ví dụ đặt hẹn bạn có thể chèn link về web chính của minh…
*Tiêu đề: Google sẽ tự lấy tên Maps của bạn đem sang đây, nhưng bạn hoàn toàn có thể chỉnh lại được. Viết lại sao cho chứa từ khóa SEO và Tên doanh nghiệp của bạn.
*Mô tả: Bạn không được viết quá dài ở đây, nhưng hãy viết sao nói lên được câu khẩu hiệu của bạn.
*Tiêu đề tóm tắt: Bạn xem nó như là thẻ H2 nhé, nó là tiêu đề con của H1, H1 ở đây là tên Maps của bạn.
*Nội dung tóm tắt: Phần này bạn viết những gì nổi bật của doanh nghiệp bạn, lưu ý phải có tên và từ khóa cần SEO xuất hiện ở đây. Đặc biệt bạn có thể chèn liên kết từ đây trỏ về website chính của bạn. Một nơi đặt backlink ấn tượng đúng không nào.
1.9. Dịch vụ
*Tên phần: Giống như chuyên mục của sản phẩm của các bạn.
*Tên mặt hàng: Nó là tên sản phẩm dịch vụ của bạn.
*Giá mặt hàng: Giá sản phẩm dịch vụ của bạn.
*Mô tả mặt hàng: Bạn có thể viết 1.000 ký tự, nên hãy khai thác tốt phần này nhé.
1.10. Thuộc tính (Nội dung nổi bật)
Ở đây bạn nên chọn là “Do phụ nữ điều hành” tại sao ư, vì nó chỉ có một lựa chọn mà thôi. Chọn đi biết đâu sẽ được Google ưu tiên, vì không đơn giản Google tạo ra một tính năng mà lại không có giá trị đúng không.
1.11. Mô tả doanh nghiệp
1.12. Ngày khai trương
Nào chọn đi nào, bạn khai trương ngày nào thì chọn ngày đó. Thường sẽ chọn vào ngày tạo Maps hoặc trước vài năm cho chuẩn nhé.
1.13. Mã cửa hàng
Bạn thích đặt sao cũng được, nó giúp phân biệt trong cùng 1 tài khoản nhiều maps giống nhau. Mỗi Maps bạn gán cho một ID bất kỳ, chúng tôi gán là SEO-01. Sau này mở thêm vài chi nhánh ở Hà Nội và Đà Nẵng thì sẽ là SEO-02, SEO-03 đại loại thế.
1.14. Nhãn
Tới rồi đây, điểm ăn tiền tiếp theo để SEO lên top là nằm ở đây. Bạn có thể thêm được 10 nhãn, mỗi nhãn là 1 từ khóa sản phẩm dịch vụ của bạn. Hãy chọn những từ khóa liên quan mật thiết với tên của Maps nhé.
1.15. Điện thoại Adwords
Cũng không khó khi tối ưu phần này, bạn nhập số điện thoại trên website của bạn vào đây là được.
II. Hình ảnh Maps
Mục hình ảnh là mục rất quan trọng trong việc SEO Maps, rất nhiều bạn bỏ qua phần này hoặc làm không đủ. Hãy tiếp tục theo dõi và tối ưu theo cho chuẩn nhé.
2.1 Tổng quan
Phần này thể hiện tất cả các ảnh của bạn khi up lên, nếu những ảnh up lên mà không chọn mục sẽ được tự động đưa vào mục tổng quan này.
Hãy cố gắng xây dựng thật nhiều hình ảnh, bởi những hành động đăng ảnh là bạn đang khai báo với Google doanh nghiệp của bạn đang hoạt động bình thường.
2.2 Video
Hãy cố gắng tạo những Video giới thiệu doanh nghiệp, Video giới thiệu sản phẩm, Video đội nhóm… để đăng vào mục Video.
Theo quan điểm của tôi, mục này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn. Từ đó giúp Google hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp bạn trên Internet.
2.3 Nội thất
Hãy chụp những ảnh bên trong doanh nghiệp, chụp càng nhiều và chi tiết càng tốt. Đặc biệt nếu bạn là xưởng sản xuất, phần này hết sức quan trọng.
Hãy cho người dùng, đối thủ và Google biết doanh nghiệp của bạn lớn đến cỡ nào.
2.4 Ngoại thất
Là những ảnh chụp từ bên ngoài vào, phần quan trọng bởi ảnh này sẽ giúp người dùng khi tìm đến bạn nhìn từ ngoài vào sẽ nhận dạng được.
2.5 Ảnh sản phẩm
Chụp sản phẩm của bạn đăng vào đây, nếu một người nào tinh ý họ sẽ tìm kiếm sản phẩm của bạn trước.
Những ảnh đăng trên Google Maps được lượng xem rất lớn, theo thống kê của Google. Cơ bản Google muốn phát triển Google Maps thì sẽ ưu tiên nó xuất hiện.
2.6 Nhóm
Cố gắng chụp ảnh các bạn đang ngồi làm việc, hoặc những hoạt động hội nhóm ngoài trời. Đăng ảnh đó vào mục này để khách, đối thủ và Google thấy được doanh nghiệp của bạn hoạt động tích cực như thế nào.
2.7 Nhận dạng
Ảnh này được xuất hiện nhiều khi người dùng tìm thấy Maps, nó gồm 2 phần như sau:
*Biểu trưng: Ảnh này thường được Google chọn làm ảnh đại diện của Maps, nhưng vẫn có trường hợp Google lấy ảnh trong kho ảnh của bạn để làm ảnh đại diện.
Tốt nhất các bạn hãy up ảnh đẹp và chuẩn, để khi Google lấy bất cứ ảnh nào thì cũng đẹp cũng đẹp.
*Ảnh bìa: Bạn phải chọn ảnh có kích thước tối thiểu rộng 480 pixel cao 270 pixel mới đạt yêu cầu của Google đề ra, ảnh càng đẹp càng tốt.
Tips: Bạn hãy tải App Google My Bussines về điện thoại để chăm Maps của mình nhé. Những hình ảnh các bạn nên chụp bằng điện thoại và đăng trực tiếp lên không cần qua chỉnh sửa gì đâu. Cứ làm thường xuyên bạn sẽ thấy giá trị từ việc này.
III, Bài đăng
Bài đăng là một tính năng khá hay trong các tính năng của Google My Business, ấn tượng nhất là khi vừa đăng xong liền được Google chuyển sang phần Trang Web (do Google cung cấp) và được index ngay.
Mục bài đăng gồm 4 tính năng sau:
3.1, Tính năng mới
Ở đây bạn tiến hành thêm 1 tấm ảnh, viết mô tả 1.500 ký tự và thêm nút. Phần thêm nút bạn chèn link về bài viết trên web của bạn.
Tôi thường sẽ chia sẻ những bài viết tin tức cập nhật ở đây để Google index nhanh và tự nhiên. Khai thác những mẫu bài viết ngắn, để người dùng từ đây click vào xem thêm website của bạn.
3.2, Sự kiện
Sự kiện là phần thể hiện những chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá của bạn. Phần này cài đặt thời gian bắt đầu và kết thúc, khi hết thời gian thì bài sự kiện sẽ được ẩn đi.
Cũng tương tự như “tính năng mới” bạn vào thêm hoặc tự nghỉ ra sự kiện gì đó để tạo, mục đích là khai thác tối đa những tính năng của Google Maps.
3.3. Cung cấp
Phần này bạn hiểu như là một chương trình giảm giá, bạn có những link giảm giá, thời gian giảm giá, code giảm giá… sẽ được thể hiện ở phần này.
Google quá chu đáo đúng không ạ, hãy cố gắng tân hưởng những sản phẩm tính năng của Google trong phần “cung cấp” này nhé.
3.4. Sản phẩm
Phần nay đơn giản thôi, đăng hết sản phẩm dịch vụ của bạn lên đây. Nếu quá nhiều thì bạn chọn những sản phấm chính để đăng.
Tips: Google Maps đang dần phát triển để hoàn thiện hơn, những cập nhật trong phẩn bài đăng cho thấy Google muốn biến Maps thành một nơi có thể mua hàng tìm kiếm thông tin được. Các bạn hãy nhanh tay khai thác phần bài đăng này nhé.
IV, Đánh giá, hỏi đáp
Phần này giúp tăng độ uy tín của Maps, những đánh giá 5 sao và những câu hỏi có ích sẽ giúp những người dùng sau này tin tưởng bạn hơn.
4.1 Đánh giá
Mục này bạn có thề nhờ bạn bè dùng tài khoản Mail chính của họ để đánh giá, đừng lạm dụng quá nhiều nhé. Sau khi bạn nhân được những đánh giá thì hãy vào trả lời những đánh giá đó sao cho thật tự nhiên.
Đánh giá từ nhiều vị trí khác nhau, từ những Email chính thì giá trị mới cao. Các bạn cũng đừng nên quá đầu tư thơi gian vào phần đánh giá này, nó không phải là yếu tố quyết định bạn lên top hay không.
4.2. Hỏi đáp
Phần nay hãy tự tạo những câu hỏi mà khách hàng sẽ hay hỏi (giống những câu hỏi thường gặp), bằng kinh nghiệm của bạn hãy dự đoán những câu hỏi trước và tự hỏi tự trả lời.
Những vị khách đến sau sẽ dựa vào các câu hỏi đó để biết thêm được thông tin về doanh nghiệp của bạn.
V. Tin nhắn
Mới đây Google Maps ra mắt tính năng tin nhắn, bạn tải App Google My Business về và bật tính năng này lên.
Google My Business từ Goolge Play | Cài Google My Business từ App Store
Người dùng có thể chat trực tiếp với bạn thông qua nút Chat ngay bên trên Maps. Quá là tuyệt vời phải không.
VI. Khai báo doanh nghiệp
Bạn cần khai báo doanh nghiệp trong phần Search Console và Schema. Hai phần này giúp Google hiểu chính xác doanh nghiệp của bạn hơn.
6.1 Khai báo trong Search Console
Bạn vào Google Search Console (phiên bản cũ) -> Giao diện tìm kiếm -> Công cụ đánh dấu dữ liệu -> BẮT ĐÂU ĐÁNH DẤU
Cửa sổ mới hiện ra bạn tiếp tục nhập như hình, các bạn cần chuẩn bị các thông tin có sẳn trên web để bắt đầu đánh dấu: Giờ làm việc, Tên công ty, Logo…..
Xong các bạn bấm OK để băt đầu đánh dấu. Bạn bấm chuột phải vào khu vực cần đánh dâu và chọn những thuộc tính Google gợi ý.
Nếu bạn thiếu những thuộc tính đó, hãy thoát ra cập nhật trên website rồi quay lại sau nhé.
6.2 Khai báo Schema
Để khai báo doanh nghiệp bạn bằng Schema bạn tiến hành truy cập link tại đây, chọn Local Business sau đó khai báo tất cả những thông tin cần thiết.
6 điều cần nhớ để SEO Maps thành công
Điều 1: Hãy cập nhật tất cả những thông tin có trong phần quản trị của Google Maps
Điều 2: Đồng bộ thông tin Maps và Web
Điều 3: Khai báo trong Search Console, Schema
Điều 4: Cập nhật ảnh thưởng xuyên
Điều 5: Cập nhật bài đăng thường xuyên
Điều 6: Hỏi đáp – Đánh giá đều, đừng làm nhiều hãy làm đều
Bài viết có nhiều thiếu sót mong mọi người đóng góp thêm ở phần comment bên dưới nhé.
Chúng tôi hỗ trợ trực tuyến ở 64 tỉnh thành tại Việt Nam
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí và trực tuyến tại 64 tỉnh thành Việt Nam như: Hòa Bình. Sơn La. Điện Biên. Lai Châu. Lào Cai. Yên Bái. Phú Thọ. Hà Giang. Tuyên Quang. Cao Bằng. Bắc Kạn. Thái Nguyên. Lạng Sơn. Bắc Giang. Quảng Ninh. Hà Nội. Bắc Ninh. Hà Nam. Hải Dương. Hải Phòng. Hưng Yên. Nam Định. Thái Bình. Vĩnh Phúc. Ninh Bình. Thanh Hóa. Nghệ An. Hà Tĩnh. Quảng Bình. Quảng Trị. Thừa Thiên Huế. Đà Nẵng. Quảng Nam. Quảng Ngãi. Bình Định. Phú Yên. Khánh Hòa. Ninh Thuận. Bình Thuận. Kon Tum. Gia Lai. Đắk Lắk. Đắk Nông. Lâm Đồng. TP Hồ Chí Minh. Bà Rịa Vũng Tàu. Bình Dương. Bình Phước. Đồng Nai. Tây Ninh. An Giang. Bạc Liêu. Bến Tre. Cà Mau. Cần Thơ. Đồng Tháp. Hậu Giang. Kiên Giang. Long An. Sóc Trăng. Tiền Giang. Trà Vinh. Vĩnh Long
Gọi ngay để nhận tư vấn miễn phí!